Các biện pháp thi công cừ Larsen được ứng dụng phổ biến hiện nay

15/04/2023

Mục lục bài viết

     

    1. Đóng cừ Larsen - Ưu điểm và nhược điểm

    Cọc cừ Larsen được làm từ thép có trọng lượng nhẹ nhưng khả năng chịu lực tốt, kết cấu vững chắc với nhiều hình dáng khác nhau. Đóng cừ Larsen là biện pháp xử lý nền móng có tính ứng dụng cao trong nhiều công trình như cao ốc, bến tàu, cảng, đê chắn sóng, bờ kè,... 

    - Ưu điểm: Chịu được áp lực lớn trong mọi trường hợp, dễ dàng nối bằng bu lông hoặc mối nối hàn, tiết kiệm chi phí giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, phù hợp cho cả công trình đã đi vào hoạt động.

    - Nhược điểm: Cọc Larsen bị ăn mòn trong môi trường nên cần phải sơn một lớp sơn phủ mạ kẽm hoặc dùng phương pháp chống ăn mòn điện hóa.

     

    Đóng cừ Larsen được sử dụng cho nhiều công trình xây dựng
    Đóng cừ Larsen được sử dụng cho nhiều công trình xây dựng

    >>>Xem thêm: Tài liệu bản vẽ biện pháp thi công ép cừ Larsen

    2. Biện pháp thi công cừ Larsen bằng máy ép tĩnh

    Cách này không cần sử dụng nhiều nhân công, lực tác động khá nhỏ nên không gây ô nhiễm môi trường, máy móc thi công đơn giản. Phù hợp cho những công trình hạn chế về không gian và điều kiện thi công như trong hẻm nhỏ, khu đông dân cư, ở khu vực nội thành thành phố,... 

    2.1. Chuẩn bị

    Trước khi tiến hành, chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ: Bản vẽ biện pháp thi công chi tiết, máy ép cừ thủy lực, cẩu lốp chuyên dụng, vật liệu cọc cừ Larsen; tất cả tập kết tại khu vực công trường.

    2.2. Quy trình thi công

    2.2.1. Ép cừ Larsen

    • Bước 1: Lắp khung đế của cẩu vào đúng vị trí ép cọc đầu tiên và chất tải.
    • Bước 2: Đặt máy ép vào đế, cẩu cừ Larsen cho vào đầu kẹp và ép cọc đầu tiên đến chiều sâu theo quy định của bản vẽ.
    • Bước 3: Tiếp tục ép thanh cừ thứ 2 để xác định mức chịu trọng tải của cọc.
    • Bước 4: Nâng phần đầu bò của máy lên phía trên, đến vị trí kẹp cọc thấp hơn đầu cọc thì dừng lại.
    • Bước 5: Từ từ nâng máy ép tĩnh lên sau khi ổn định và kéo ray bàn đẩy máy về phía trước.
    • Bước 6: Chỉnh chân máy sao cho tương ứng hàng cừ rồi đặt xuống cọc cừ, ép xuống đến chiều sâu quy định.
    • Bước 7: Tương tự, ép những thanh cừ Larsen khác cho đến khi hoàn thành.

     

    Ép cừ Larsen bằng máy ép tĩnh gây tiếng ồn thấp, không làm ô nhiễm môi trường
    Ép cừ Larsen bằng máy ép tĩnh gây tiếng ồn thấp, không làm ô nhiễm môi trường

    2.2.2. Nhổ cọc cừ

    • Bước 1: Đặt máy vào vị trí thanh cọc cừ cuối cùng khi ép ban đầu để nhổ lên.
    • Bước 2: Nhổ cây cừ Larsen đầu tiên và xác định khả năng chịu tải của cọc.
    • Bước 3: Từ từ nâng phần đầu bò của máy ép lên cho đến vị trí cái kẹp cọc thấp hơn chỗ đầu cọc thì dừng lại.
    • Bước 4:  Sau khi ổn định sẽ nâng máy ép cừ lên, kéo ray bàn để đẩy thiết bị về phía trước.
    • Bước 5: Chỉnh thân máy tương ứng cùng hàng cừ, đặt xuống cọc cừ Larsen rồi nhổ lên.
    • Bước 6: Tiếp tục nhỏ những thanh cừ khác tương tự cho đến hết.

    Lưu ý: Sau khi rút cọc cần phải bù cát và bơm nước vào chỗ hao hụt sau khi nhổ nhằm tránh tình trạng sạt lở các công trình xung quanh.

    >>>Tham khảo thêm: Bảng giá đóng cừ Larsen búa rung [Cam kết chất lượng cao]

    3. Biện pháp thi công cọc cừ Larsen bằng máy rung

    Nguyên lý của biện pháp thi công cừ Larsen bằng máy rung là tạo ra lực rung hoặc lực xung kích truyền xuống đầu cọc. Búa rung sẽ hoạt động liên tục với tần số có biên độ và hướng nhất định nên giảm lực ma sát giữa đất và cọc. Thời gian đóng cọc nhanh chóng và có độ chính xác cao, thích hợp cho những công trình cần hoàn thành sớm.

     

    Đóng cừ Larsen bằng búa rung nhanh chóng và chuẩn xác
    Đóng cừ Larsen bằng búa rung nhanh chóng và chuẩn xác

    3.1. Chuẩn bị

    Để đóng cừ Larsen bằng búa rung thì chúng ta cần có: Búa rung điện, búa rung thủy lực, máy phát điện, cần trục bánh xích, cừ Larsen và tập kết mọi thứ về vị trí thi công.

    3.2. Quy trình thi công

    3.2.1. Đóng cừ Larsen

    • Bước 1: Dùng móc cẩu phụ của cần trục đặt cọc cừ vào đúng vị trí cần ép.
    • Bước 2: Dùng móc cẩu chính của cần trục búa rung và kẹp cọc bằng cách mở kẹp búa đặt vào đầu cọc.
    • Bước 3: Nhấc thanh cừ vào chỗ cần đóng, sử dụng quả dọi căn chỉnh cho cọc thẳng đứng theo 2 phương.
    • Bước 4: Dùng cẩu giữ cọc cừ xuống dưới lòng đất từ từ đến chiều sâu quy định của bản vẽ.
    • Bước 5: Rung cọc thứ nhất xong thì chuyển sang cây cừ thứ 2 và thao tác như các bước trên.
    • Bước 6: Lấy sơn đánh số thứ tự những cọc đã thi công để ghi nhớ.

     

    Quy trình ép cọc phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn
    Quy trình ép cọc phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn

    3.2.2. Rút cọc cừ

    Trường hợp muốn rút cọc cừ đã đóng bằng búa rung thì đơn vị thi công phải bàn bạc kỹ cùng chủ đầu tư. Nếu không đứng được ở đường nội bộ và đường vành đai 2 thì phải cho phép cần trục xuống sàn tầng hầm mới có thể nhổ cọc lên. 

    Trên đây là toàn bộ những biện pháp thi công cừ Larsen cơ bản nhất mà các bạn có thể tham khảo. Hiện Xây Dựng Anh Hiếu là đơn vị thi công ép cừ Larsen uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu trên thị trường. Nếu còn điều gì băn khoăn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ này, quý khách vui lòng gọi cho chúng tôi theo số hotline: 0948 369 989.



    02/07/2024
    Khi nào thì cần khoan dẫn cọc cho công trình?
    Khoan dẫn cọc mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các biện pháp thi công nền móng truyền thống, do vậy ngày càng được ứng dụng phổ biến trong xây dựng hiện nay
    02/07/2024
    Nền đất yếu nên ép cọc bê tông bao nhiêu tấn?
    Việc xác định tải trọng ép cọc bê tông phù hợp cho nền đất yếu đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an toàn và chất lượng công trình. Lựa chọn sai tải trọng có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng như sụt lún, gãy cọc, hư hại nền móng,... Vậy nền đất yếu nên ép cọc bê tông bao nhiêu tấn?
    02/07/2024
    Nhà 2 tầng nên ép cọc bê tông như thế nào?
    Nhà 2 tầng là loại hình nhà ở phổ biến được nhiều gia đình ưa chuộng bởi tính tiện nghi và chi phí hợp lý. Để đảm bảo an toàn và độ bền vững cho công trình, việc ép cọc bê tông đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết sau đây, Nền Móng Thăng Long sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về vấn đề ép cọc bê tông cho nhà 2 tầng.
    20/06/2023
    8 Phương án cải tạo nhà cấp 4 mái tôn siêu đẹp, siêu tiết kiệm
    Bạn đang có nhu cầu cải tạo nhà cấp 4 mái tôn? Bạn không biết phải sửa như thế nào cho ngôi nhà của mình trở nên đẹp hơn, tối ưu không gian sống hơn? Đừng lo lắng, Xây Dựng Anh Hiếu sẽ chia sẻ đến quý vị 8 phương án cải tạo, nâng cấp nhà cấp 4 mái tôn tiết kiệm và hiệu quả nhất dưới đây.
    20/06/2023
    Giải đáp thắc mắc: Sơn lại nhà cũ có cần sơn lót không?
    Theo thời gian sử dụng, lớp sơn của ngôi nhà sẽ không tránh khỏi tình trạng bị xước, xuất hiện vết ố vàng, bám bẩn,... do tác động từ hoạt động hàng ngày và yếu tố thời tiết. Vậy sơn lại nhà cũ có cần sơn lót không? Quy trình thực hiện như thế nào? Cùng Xây Dựng Anh Hiếu tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
    20/06/2023
    3 ý tưởng cải tạo nhà cấp 4 cũ 3 gian đẹp, tiện nghi, tiết kiệm chi phí
    Nhà cấp 4 3 gian là kiểu nhà truyền thống ở vùng nông thôn Việt Nam, thường có 1 gian chính và 2 gian phụ. Tuy nhiên, theo thời gian những căn nhà này cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng xuống cấp, hư hỏng. Vậy nên cải tạo nhà cấp 4 cũ 3 gian như thế nào cho đẹp và phục vụ tốt cuộc sống sinh hoạt hàng ngày?
    Zalo

    0948369898