20/06/2023
Móng là bộ phận kết cấu nằm dưới cùng của mỗi công trình, liên kết với các kết cấu chịu lực bên trên như tường, cột nhà,... Nó chịu toàn bộ tải trọng của công trình nên được đặc biệt chú trọng trong quá trình xây dựng.
Chiều sâu chôn móng là khoảng cách tính từ đáy móng lên đến mặt đất. Mặt tiếp xúc giữa đáy móng với nền phải nằm ngang, phẳng, không có độ dốc. Mặt này được gọi là đáy móng.
Việc đào móng sâu bao nhiêu còn tùy thuộc vào từng loại móng. Trong lĩnh vực xây dựng, người ta chia ra làm 2 loại móng nhà chủ yếu gồm móng nông và móng sâu. Cụ thể như sau:
Đây là loại móng thi công trên hố đào trần xong lấp đất lại. Một số loại móng nông thường gặp như móng đơn, móng băng, móng bè. Nó có đặc điểm là khả năng chịu tải trọng ở mức trung bình, phù hợp với khu vực có nền đất đỏ, cát pha sét, bazan.
Móng sâu sử dụng cọc bê tông hoặc cọc khoan nhồi để khoan, cố định xuống sâu nền đất bên dưới. Khác móng nông, nó có lực, ma sát từ thành cọc với đất xung quanh để đảm nhiệm vai trò chịu tải và hay ứng dụng cho công trình lớn.
Móng sâu thường sử dụng móng cọc, không quy định chiều sâu chôn móng. Bởi cây cột khi được truyền xuống lòng đất có 1 đài móng tiếp nhận và từ đài móng đó sẽ truyền qua cây cột rồi cột truyền xuống nền đất.
Như vậy, việc đào móng sâu bao nhiêu phụ thuộc vào từng loại móng khác nhau. Hy vọng, những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình thi công nền móng đạt hiệu quả, an toàn.
>>Bạn nên xem thêm Bảng giá dịch vụ phá dỡ nhà cũ bằng máy xúc (Cam kết an toàn)
0948369898