Khoảng cách ép cọc bê tông tiêu chuẩn, đúng kỹ thuật

15/04/2023

Mục lục bài viết

     

    1. Vai trò của cọc ép bê tông? Có những loại nào?

    Vài năm trở lại đây, cọc ép bê tông là phương án khả thi, được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình xây dựng. Bởi thời gian thi công nhanh, khả năng chịu lực tốt và giá thành rẻ.  Nhiệm vụ chính của cọc ép là làm chân trụ chịu lực để “đỡ” và truyền lực tải trọng công trình xuống lòng đất. 

    Cọc ép bê tông cốt thép có nhiều loại khác nhau. Nhưng được dùng phổ biến nhất là 2 loại sau: 

    • Cọc bê tông ly tâm tròn: Có dạng hình trụ với đa dạng kích thước đường kính. Cọc được sản xuất tại nhà máy theo phương pháp quay ly tâm và nung nóng ở nhiệt độ cao. 
    • Cọc ép bê tông vuông: Có dạng hình trụ vuông với các kích thước phổ biến như 350x350, 250z250, 200x200,... Loại cọc này thường được đúc thủ công, cốt thép có thể là thép gân hoặc trơn tùy theo từng yêu cầu thiết kế. Cốt thép sau khi được bố trí trong khuân sẽ được đổ vào một lớp bê tông vừa phải. Đợi khô hoàn toàn là có thể sử dụng được.
    Cọc ép bê tông cốt thép vuông   
    Cọc ép bê tông cốt thép vuông   

    >>>Bạn cũng có thể quan tâm: Nhật ký ép cọc bê tông và những thông tin quan trọng cần biết

    2. Vì sao phải quan tâm đến khoảng cách ép cọc bê tông?

    Khi thi công, khoảng cách ép cọc bê tông là điều cần được chú ý. Bố trí khoảng cách thích hợp, công trình có móng tốt và an toàn khi xây. 

    Ngược lại, nếu khoảng cách ép cọc bê tông không phù hợp thì sẽ dẫn đến tình trạng sai lệch trụ chống; làm sụt lún, nút gãy công trình về sau. Không chỉ vậy, chúng còn có gây ảnh hưởng đến móng của các công trình lân cận. 

    Tầm quan trọng của khoảng cách giữa các cọc 
    Tầm quan trọng của khoảng cách giữa các cọc 

    3. Khoảng cách ép cọc bê tông đúng kỹ thuật

    Căn cứ theo tiêu chuẩn 22TCN-272-05, cự ly tối thiểu của tim cọc là 2.5D với D là chiều rộng hoặc đường kính cọc. Khoảng cách lớn nhất ước tính là 6D tùy theo thiết kế móng cọc và đài cọc. 

    Thực tế, tùy theo địa hình và địa chất, nhà đầu tư sẽ điều chỉnh khoảng cách ép cọc bê tông sao cho phù hợp để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công trình. 

    Khi xây nhà phố hoặc nhà hẻm nhỏ, ta cần xác định chính xác khoảng cách từ tim cọc đến công trình lân cận. Thông thường, khoảng cách tối thiểu có thể ép cọc là 3.5 - 3.5m (phương pháp ép tải sắt). Với những công trình có diện tích nhỏ, có thể sử dụng phương pháp ép cọc neo với khoảng cách tối thiểu 2.5m sẽ tối ưu hơn. 

    Khoảng cách tiêu chuẩn giữa các cọc bê tông
    Khoảng cách tiêu chuẩn giữa các cọc bê tông

    4. Các bố trí cọc ép hợp lý

    Sau khi đã có khoảng cách ép cọc bê tông, ta cần phải bố trí cọc phù hợp để đảm bảo nền móng vững chắc nhất. Cụ thể như sau:

    • Cọc có thể bố trí theo hàng, theo dãy hoặc hình tam giác (dạng lưới). Khoảng cách giữa các tim cọc ép phải đảm bảo sự hợp lý. 
    • Để tính khoảng cách giữa tim cọc với tim cọc, ta có thể áp dụng công thức sau: S = 3D - 6D. Trong đó, D là đường kính cọc, cần tính toán sao cho đảm bảo sức chịu tải đồng đều giữa các cọc. 
    • Trọng tâm của nhóm cọc phải tương thích với tâm cột trụ của công trình. 
    • Khoảng cách từ mép cọc đến mép ngoài đài móng ước tính khoảng 1/3D - 1/2D. Lưu ý, nếu cọc quá gần thì quá trình thi công sẽ rất khó; mà quá xa thì không thể đảm bảo sự vững chắc cho công trình. 
    • Đảm bảo khoảng cách giữa các cọc ép bê tông phải đồng đều và đúng với thiết kế thì móng nhà mới có khả năng chịu lực tốt nhất. 

    >>>Xem thêm: Cách tính lực ép cọc bê tông chuẩn nhất | Bảng quy đổi ép cọc bê tông

    5. Độ sâu ép cọc bê tông là bao nhiêu?

    Ngoài khoảng cách ép cọc bê tông, độ sâu cũng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng công trình sau này. Tuy nhiên, độ sâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: 

    • Loại cọc ép bê tông: Mỗi loại cọc ép sẽ phù hợp với từng công trình và từng loại máy. Thông thường, nếu dùng máy ép công suất thì cọc có đường kính nhỏ sẽ có độ sâu lớn hơn so với cọc có đường kính lớn. Bởi độ ma sát do cọc nhỏ tạo ra với đất thấp hơn. 
    • Quy mô công trình: Công trình có quy mô lớn yêu cầu tải trọng xuống nền đất lớn hơn, cần nhiều cọc hơn, kích thước cọc lớn hơn và độ sâu cũng lớn hơn. Độ sâu của cọc đối với các công trình lớn dao động từ 25 - 40. Công trình dân dụng hoặc quy mô nhỏ (từ 1 - 3 tầng) thì độ sâu của cọc chỉ khoảng 10m. 
    • Tính chất đất: Tính chất đất ảnh hưởng không nhỏ đến độ sâu của cọc bê tông. Đối với đất nền có độ sụt lún thấp, độ sâu tối đa đạt được là 20m. Ngược lại, công trình xây dựng trên đất nền yếu thì độ sâu có thể lên đến 35m hoặc sâu hơn. 
    Các yếu tố ảnh hưởng đến độ sâu khi ép cọc bê tông
    Các yếu tố ảnh hưởng đến độ sâu khi ép cọc bê tông

    Mong rằng bài viết trên đây sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về khoảng cách ép cọc bê tông. Quý khách có nhu cầu ép cọc bê tông hãy liên hệ đến Xây dựng Anh Hiếu theo số hotline 0948 369 989 để được hỗ trợ. Chúng tôi sẽ cử nhân viên đến khảo sát địa hình thực tế, tính toán mức độ sụt lún, tải trọng công trình,.... để đưa ra giải pháp tốt và an toàn nhất cho khách hàng.

     



    02/07/2024
    Khi nào thì cần khoan dẫn cọc cho công trình?
    Khoan dẫn cọc mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các biện pháp thi công nền móng truyền thống, do vậy ngày càng được ứng dụng phổ biến trong xây dựng hiện nay
    02/07/2024
    Nền đất yếu nên ép cọc bê tông bao nhiêu tấn?
    Việc xác định tải trọng ép cọc bê tông phù hợp cho nền đất yếu đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an toàn và chất lượng công trình. Lựa chọn sai tải trọng có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng như sụt lún, gãy cọc, hư hại nền móng,... Vậy nền đất yếu nên ép cọc bê tông bao nhiêu tấn?
    02/07/2024
    Nhà 2 tầng nên ép cọc bê tông như thế nào?
    Nhà 2 tầng là loại hình nhà ở phổ biến được nhiều gia đình ưa chuộng bởi tính tiện nghi và chi phí hợp lý. Để đảm bảo an toàn và độ bền vững cho công trình, việc ép cọc bê tông đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết sau đây, Nền Móng Thăng Long sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về vấn đề ép cọc bê tông cho nhà 2 tầng.
    20/06/2023
    8 Phương án cải tạo nhà cấp 4 mái tôn siêu đẹp, siêu tiết kiệm
    Bạn đang có nhu cầu cải tạo nhà cấp 4 mái tôn? Bạn không biết phải sửa như thế nào cho ngôi nhà của mình trở nên đẹp hơn, tối ưu không gian sống hơn? Đừng lo lắng, Xây Dựng Anh Hiếu sẽ chia sẻ đến quý vị 8 phương án cải tạo, nâng cấp nhà cấp 4 mái tôn tiết kiệm và hiệu quả nhất dưới đây.
    20/06/2023
    Giải đáp thắc mắc: Sơn lại nhà cũ có cần sơn lót không?
    Theo thời gian sử dụng, lớp sơn của ngôi nhà sẽ không tránh khỏi tình trạng bị xước, xuất hiện vết ố vàng, bám bẩn,... do tác động từ hoạt động hàng ngày và yếu tố thời tiết. Vậy sơn lại nhà cũ có cần sơn lót không? Quy trình thực hiện như thế nào? Cùng Xây Dựng Anh Hiếu tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
    20/06/2023
    3 ý tưởng cải tạo nhà cấp 4 cũ 3 gian đẹp, tiện nghi, tiết kiệm chi phí
    Nhà cấp 4 3 gian là kiểu nhà truyền thống ở vùng nông thôn Việt Nam, thường có 1 gian chính và 2 gian phụ. Tuy nhiên, theo thời gian những căn nhà này cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng xuống cấp, hư hỏng. Vậy nên cải tạo nhà cấp 4 cũ 3 gian như thế nào cho đẹp và phục vụ tốt cuộc sống sinh hoạt hàng ngày?
    Zalo

    0948369898