Giải đáp thắc mắc: Sơn lại nhà cũ có cần sơn lót không?

20/06/2023

Mục lục bài viết

    1. Sơn lót là gì? Nó có công dụng như thế nào?

    Sơn lót (sealer) là lớp sơn có công thức riêng biệt được phủ lên bề mặt vật liệu trước khi sơn phủ hoặc sơn màu. Hiện trên thị trường có 2 loại chính gồm sơn lót nội thất và sơn lót ngoại thất. Một số công dụng của lớp sơn này như sau:

    • Tạo bề mặt bám dính tốt, tăng độ liên kết làm lớp sơn phủ/ sơn màu bám chặt hơn vào bề mặt vật liệu.
    • Nâng cao giá trị thẩm mỹ, giúp tường nhà nhìn đẹp hơn, có độ sáng bóng; tránh tình trạng loang màu, phấn hóa.
    • Sơn lót có kết cấu chống kiềm hóa tốt, bảo vệ lớp sơn phủ bên ngoài khỏi bị ảnh hưởng bởi các phản ứng kiềm hóa do xi măng gây ra.
    • Tăng cường khả năng chống thấm nước cho bề mặt tường.
    • Ngăn ngừa rêu mốc, những vết bẩn hiệu quả, đảm bảo độ bền cho công trình xây dựng theo thời gian.
    • Giá bán sơn lót ở mức phải chăng, không quá đắt đỏ nên hợp túi tiền của phần đông người tiêu dùng.
    Sơn lót là loại sơn kiềm hóa có công thức riêng biệt
    Sơn lót là loại sơn kiềm hóa có công thức riêng biệt

    2. Sơn lại nhà cũ có cần sơn lót không?

    Câu trả lời là có. Dù bạn sơn lại nhà cũ hay tường mới thì vẫn nên sử dụng sơn lót trước khi sơn phủ/ sơn màu. Các công trình hiện nay đều có xu hướng dùng loại sơn này để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cũng như độ bền.

    2.1. Trường hợp tường nhà đã cũ

    Khi lớp sơn cũ đã bong tróc dẫn đến tường bị thấm nước và kiếm hóa tác động tới lớp sơn. Do đó, bạn phải sử dụng sơn lót khi sơn lại giúp tạo độ bền chắc, màu sơn lên chuẩn đẹp, tăng tuổi thọ của lớp sơn,... Vì thế, không thể bỏ qua công đoạn sơn lót nhất là khi tiến hành sơn lại nhà cũ.

    2.2. Trường hợp tường nhà còn mới

    Sơn lại nhà cũ có cần sơn lót không? Không chỉ nhà cũ, dù tường còn mới mà bạn muốn sơn lại vẫn cần dùng sơn lót. Nó có tác dụng bảo vệ tốt cho ngôi nhà, lớp sơn phủ cũng mịn và nhìn bóng đẹp hơn. Nếu ai không có điều kiện thì không bắt buộc phải sơn lót mà có thể vệ sinh bề mặt tường sạch sẽ rồi trực tiếp sơn màu. Tuy nhiên, điều này khó đảm bảo tường đạt độ bền và có màu như ý.

     

    Dù sơn lại nhà cũ hay tường còn mới vẫn nên dùng sơn lót
    Dù sơn lại nhà cũ hay tường còn mới vẫn nên dùng sơn lót

    3. Hướng dẫn quy trình sơn lại nhà cũ chi tiết

    Thực tế, quy trình sơn lại nhà cũ không quá phức tạp. Bạn có thể tự làm tại nhà để tiết kiệm chi phí, điều quan trọng nhất là cần chọn mua đúng loại sơn chất lượng, màu sắc phù hợp. Về cơ bản, sẽ gồm 4 bước là: Che chắn đồ đạc > Vệ sinh bề mặt tường > Sơn lót > Phủ lớp sơn màu.

    3.1. Di chuyển, che chắn đồ đạc trong nhà

    Đầu tiên, bạn cần di dời toàn bộ đồ đạc trong nhà ra khỏi chỗ cần sơn, che chắn sàn nhà và nội thất cẩn thận để tránh dính sơn trong quá trình làm bằng bạt hoặc giấy báo cũ. Hãy nhớ dán cả ổ điện, công tắc, khung cửa sổ với băng dính.

    Che phủ lại đồ đạc trong nhà trước khi tiến hành sơn
    Che phủ lại đồ đạc trong nhà trước khi tiến hành sơn

    3.2. Vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường cần sơn

    Bảo vệ đồ đạc xong thì đến khâu vệ sinh bề mặt tường nhằm tạo điều kiện cho quá trình sơn lót, sơn phủ diễn ra thuận lợi hơn. Tùy thuộc tường còn mới hay đã cũ bong tróc mà chúng ta sẽ có hướng xử lý khác nhau.

    • Tường nhà còn mới: Cách làm đơn giản hơn tường cũ, bạn chỉ cần lấy chổi quét sạch sẽ bụi bẩn bám dính trên bề mặt. Tiếp đến, sử dụng giẻ lau lau lại 1 lượt tường trước khi sơn lót.
    • Tường đã cũ bong tróc: Trường hợp này hơi mất thời gian và công sức. Bạn nên dùng bàn chải sắt, bàn ủi để cạo sạch tường. Sau đấy, trát lại tường sao cho bằng phẳng hơn rồi mới sơn.

     

    3.3. Tiến hành sơn lót

    Lấy chối sơn hoặc con lăn sơn 1 - 2 lớp sơn lót chống kiềm. Mỗi lớp phải cách nhau khoảng 1 - 2 giờ để đảm bảo đạt độ khô cần thiết. Hoặc bạn có thể pha thêm tầm 10% nước sạch theo thể tích. Việc này nhằm làm tăng độ phủ tối đa và hỗ trợ việc thi công dễ dàng hơn.

    Sơn lót tường nhà trước khi sơn phủ màu
    Sơn lót tường nhà trước khi sơn phủ màu

    3.4. Phủ lớp sơn màu lên tường

    Bạn cần sơn màu 2 lần để hoàn thiện. Lần 1, sau khi sơn lót 2 giờ thì bắt đầu sơn màu bằng cọ hoặc lăn sơn. Nên pha loãng với 10% nước sạch theo thể tích để đạt độ phủ tối đa và giúp quá trình thi công thuận lợi.

    Sơn lần 1 xong, khoảng 2 giờ sau ta sẽ tiến hành sơn hoàn thiện lần cuối. Dụng cụ cũng giống lần 1 nhưng yêu cầu cần thực hiện cẩn thận. Sơn xong thì dùng bóng đèn rọi vào tường để xem xét lớp sơn phủ đều hay chưa, có để lại vết không, bề mặt tường sáng đều là đạt.

    Tường nhà phải sơn phủ màu 2 lần cách nhau 2 giờ
    Tường nhà phải sơn phủ màu 2 lần cách nhau 2 giờ

    Sơn lại nhà cũ có cần sơn lót không? Đây là công đoạn cần thiết giúp tường nhà bền đẹp hơn. Vì thế, bạn đừng bỏ qua bước sơn lót đặc biệt khi sơn lại nhà cũ nhé! 

    >>Bạn nên xem thêm Bảng giá dịch vụ phá dỡ nhà cũ bằng máy xúc (Cam kết an toàn)



    02/07/2024
    Khi nào thì cần khoan dẫn cọc cho công trình?
    Khoan dẫn cọc mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các biện pháp thi công nền móng truyền thống, do vậy ngày càng được ứng dụng phổ biến trong xây dựng hiện nay
    02/07/2024
    Nền đất yếu nên ép cọc bê tông bao nhiêu tấn?
    Việc xác định tải trọng ép cọc bê tông phù hợp cho nền đất yếu đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an toàn và chất lượng công trình. Lựa chọn sai tải trọng có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng như sụt lún, gãy cọc, hư hại nền móng,... Vậy nền đất yếu nên ép cọc bê tông bao nhiêu tấn?
    02/07/2024
    Nhà 2 tầng nên ép cọc bê tông như thế nào?
    Nhà 2 tầng là loại hình nhà ở phổ biến được nhiều gia đình ưa chuộng bởi tính tiện nghi và chi phí hợp lý. Để đảm bảo an toàn và độ bền vững cho công trình, việc ép cọc bê tông đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết sau đây, Nền Móng Thăng Long sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về vấn đề ép cọc bê tông cho nhà 2 tầng.
    20/06/2023
    8 Phương án cải tạo nhà cấp 4 mái tôn siêu đẹp, siêu tiết kiệm
    Bạn đang có nhu cầu cải tạo nhà cấp 4 mái tôn? Bạn không biết phải sửa như thế nào cho ngôi nhà của mình trở nên đẹp hơn, tối ưu không gian sống hơn? Đừng lo lắng, Xây Dựng Anh Hiếu sẽ chia sẻ đến quý vị 8 phương án cải tạo, nâng cấp nhà cấp 4 mái tôn tiết kiệm và hiệu quả nhất dưới đây.
    20/06/2023
    3 ý tưởng cải tạo nhà cấp 4 cũ 3 gian đẹp, tiện nghi, tiết kiệm chi phí
    Nhà cấp 4 3 gian là kiểu nhà truyền thống ở vùng nông thôn Việt Nam, thường có 1 gian chính và 2 gian phụ. Tuy nhiên, theo thời gian những căn nhà này cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng xuống cấp, hư hỏng. Vậy nên cải tạo nhà cấp 4 cũ 3 gian như thế nào cho đẹp và phục vụ tốt cuộc sống sinh hoạt hàng ngày?
    20/06/2023
    Mẫu đơn xin phá dỡ nhà mới nhất năm 2023
    Khi phá dỡ công trình cũ, chủ nhà cần viết đơn xin cấp phép nộp đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để được xem xét và phê duyệt. Bài viết dưới đây, Xây Dựng Anh Hiếu sẽ chia sẻ mẫu đơn xin phá dỡ nhà mới nhất hiện nay cùng những thông tin liên quan. Mời các bạn cùng tham khảo!
    Zalo

    0948369898