Giải đáp thắc mắc: Phá dỡ nhà có cần xin phép không?

21/04/2023

Mục lục bài viết

    1. Phá dỡ nhà là gì?

    Phá dỡ nhà hay phá dỡ công trình là việc thi công phá dỡ một phần hoặc toàn bộ công trình xây dựng đã cũ, bị xuống cấp để giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình mới. 

    Phá dỡ nhà có thể áp dụng một trong hai hoặc cả hai biện pháp sau đây: 

    • Phá dỡ bán thủ công: Biện pháp này thường kết hợp giữa sức người với các loại máy móc nhỏ. Phá dỡ bán thủ công phù hợp với những công trình nằm sâu trong ngõ nhỏ, xe cơ giới không thể vào được. 
    • Phá dỡ bằng máy móc: Phù hợp với những công trình ngoài đường lớn, xe cơ giới và máy móc dễ dàng tiếp cận. Phá dỡ máy móc sử dụng 100% các thiết bị chuyên dụng hiện đại, cũng có sự hỗ trợ của sức người nhưng không đáng kể. 

    >>>Xem thêm: [Update 2023] Mẫu đơn cam kết tháo dỡ nhà mới nhất

    2. Phá dỡ nhà có cần xin phép không?

    Phá dỡ nhà có cần xin phép không? - Câu trả lời là có. Theo quy định Pháp Luật đối với xây dựng nhà ở dân dụng, trước khi phá dỡ nhà cũ để xây dựng công trình mới, chủ nhà cần có giấy xin cấp phép. 

    Thực tế, Cơ quan thẩm quyền sẽ không cấp giấy phép phá dỡ nhà riêng lẻ mà nội dung cấp phép sẽ được đính kèm trong giấy phép xây dựng công trình mới. Bởi vậy, trước khi tiến hành phá dỡ công trình cũ, chủ đầu tư cần xin giấy phép xây dựng. 

    Giải thích về lý do phá dỡ nhà có cần xin phép Cơ quan thẩm quyền, phần lớn xuất phát từ mục đích duy trì an ninh và vệ sinh môi trường. Nhà ở hay công trình cũ khi tháo dỡ cần phải đảm bảo yếu tố an toàn, không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Toàn bộ phế liệu và rác thải đổ đúng nơi quy định; không đổ ngoài lề đường gây ô nhiễm và cản trở giao thông. 

    Phá dỡ nhà có cần xin phép không? 
    Phá dỡ nhà có cần xin phép không? 

    Bên cạnh đó, nội dung giấy phép xây dựng yêu cầu chủ đầu tư phải chống nghiêng, chống văng cho công trình liền kề (khi cần thiết). Với công trình nhà cũ có từ 2 tầng trở lên, chủ đầu tư cần đính kèm bản vẽ chi tiết về biện pháp thi công khi nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký. Điều này giúp hồ sơ nhanh chóng được phê duyệt và đảm bảo an toàn, hạn chế xung đột có thể xảy ra trong quá trình thi công. 

    >>>Bạn nên biết: Văn khấn tháo dỡ nhà cũ: Nội dung chi tiết và một số lưu ý khi đọc

    3. Thủ tục, hồ sơ cần chuẩn bị xin phá dỡ công trình

    Câu hỏi phá dỡ nhà có cần xin phép không đã được chúng tôi giải thích chi tiết ở trên. Vậy hồ sơ, các loại giấy tờ và quy trình cấp phép như thế nào?

    3.1. Hồ sơ xin phép tháo dỡ nhà, công trình

    Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:

    • Giấy xin phê duyệt phương án tháo dỡ công trình. Yêu cầu nội dung trình bày rõ ràng và cụ thể các thông tin sau: địa điểm, quy mô, tên chủ đầu tư
    • Quyết định tháo dỡ công trình của chủ đầu tư. 
    • Chứng chỉ hành nghề của công ty nhận tháo dỡ.
    • Phương án và biện pháp thi công. 
    • Dự toán tháo dỡ công trình. 
    Thủ tục xin cấp phép xây dựng
    Thủ tục xin cấp phép xây dựng

    3.2. Quy trình xin cấp phép

    • Bước 1: Chuẩn bị 2 bộ hồ sơ với đầy đủ giấy tờ theo quy định. 
    • Bước 2: Gửi hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng. Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ hẹn thời gian đến nhận kết quả. Nếu không hợp lệ thì bạn chỉ cần chuẩn bị các giấy tờ mà cơ quan yêu cầu là được. 
    • Bước 3: Giám định xây dựng của Cơ quan thẩm quyền để khảo sát thực tế trước khi đồng ý. 
    • Bước 4: Chủ đầu tư đến Cơ quan để nhận kết quả và nộp lệ phí theo yêu cầu. Khi nhận được giấy phép xây dựng, chủ đầu tư có thể tiến hành tháo dỡ theo phương án đã được Cơ quan thẩm quyền chấp thuận. 

    3.3. Trách nhiệm của các bên liên quan khi phá dỡ nhà, công trình

    3.1. Chủ sở hữu công trình

    • Thực hiện phá dỡ nhà, công trình theo đúng trình tự pháp luật. 
    • Xây dựng, thiết kế giải pháp tháo dỡ công trình nếu đủ điều kiện năng lực thực hiện. Hoặc thuê đơn vị có năng lực để tiến hành hoạt động này. 
    • Chịu trách nhiệm pháp luật và bồi thường thiệt hại do bản thân gây ra. 

    3.2. Nhà thầu nhận tháo dỡ nhà

    • Lập biện pháp thi công tháo dỡ phù hợp với giải pháp đã được phê duyệt. 
    • Thi công và theo dõi quá trình thi công theo quy định pháp luật. 
    • Đảm bảo an toàn về người và tài sản cho các công trình lân cận. 
    Đơn vị thi công có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho người và tài sản của các công trình xung quanh
    Đơn vị thi công có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho người và tài sản của các công trình xung quanh

    3.3. Người có thẩm quyền phê duyệt phá dỡ

    Chịu trách nhiệm pháp luật nếu ban hành quyết định không kịp thời hoặc trái với quy định pháp luật. 

    >>>Xem thêm: Phá dỡ tường gạch và những điều cần biết

    4. Kinh nghiệm tháo dỡ nhà cũ, công trình

    Để quá trình phá dỡ nhà diễn ra suôn sẻ, chủ đầu tư cần chú ý các vấn đề sau: 

    • Làm thủ tục xin cấp phép xây dựng trước khi thi công phá dỡ
    • Xem và chọn ngày lành tháng tốt để mọi việc được thuận lợi và may mắn. 
    • Chọn đơn vị thi công phá dỡ nhà uy tín, chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn. 

    Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi phá dỡ nhà có cần xin phép không và một số thông tin liên quan. Nếu bạn đang đau đầu khi lựa chọn đơn vị thi công phá dỡ nhà, công trình thì hãy liên hệ đến Xây dựng Anh Hiếu qua số hotline 0948 369 989. Chúng tôi với đội ngũ kỹ sư hàng đầu và máy móc hiện đại sẽ giúp bạn thi công phá dỡ nhà tối ưu nhất!



    02/07/2024
    Khi nào thì cần khoan dẫn cọc cho công trình?
    Khoan dẫn cọc mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các biện pháp thi công nền móng truyền thống, do vậy ngày càng được ứng dụng phổ biến trong xây dựng hiện nay
    02/07/2024
    Nền đất yếu nên ép cọc bê tông bao nhiêu tấn?
    Việc xác định tải trọng ép cọc bê tông phù hợp cho nền đất yếu đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an toàn và chất lượng công trình. Lựa chọn sai tải trọng có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng như sụt lún, gãy cọc, hư hại nền móng,... Vậy nền đất yếu nên ép cọc bê tông bao nhiêu tấn?
    02/07/2024
    Nhà 2 tầng nên ép cọc bê tông như thế nào?
    Nhà 2 tầng là loại hình nhà ở phổ biến được nhiều gia đình ưa chuộng bởi tính tiện nghi và chi phí hợp lý. Để đảm bảo an toàn và độ bền vững cho công trình, việc ép cọc bê tông đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết sau đây, Nền Móng Thăng Long sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về vấn đề ép cọc bê tông cho nhà 2 tầng.
    20/06/2023
    8 Phương án cải tạo nhà cấp 4 mái tôn siêu đẹp, siêu tiết kiệm
    Bạn đang có nhu cầu cải tạo nhà cấp 4 mái tôn? Bạn không biết phải sửa như thế nào cho ngôi nhà của mình trở nên đẹp hơn, tối ưu không gian sống hơn? Đừng lo lắng, Xây Dựng Anh Hiếu sẽ chia sẻ đến quý vị 8 phương án cải tạo, nâng cấp nhà cấp 4 mái tôn tiết kiệm và hiệu quả nhất dưới đây.
    20/06/2023
    Giải đáp thắc mắc: Sơn lại nhà cũ có cần sơn lót không?
    Theo thời gian sử dụng, lớp sơn của ngôi nhà sẽ không tránh khỏi tình trạng bị xước, xuất hiện vết ố vàng, bám bẩn,... do tác động từ hoạt động hàng ngày và yếu tố thời tiết. Vậy sơn lại nhà cũ có cần sơn lót không? Quy trình thực hiện như thế nào? Cùng Xây Dựng Anh Hiếu tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
    20/06/2023
    3 ý tưởng cải tạo nhà cấp 4 cũ 3 gian đẹp, tiện nghi, tiết kiệm chi phí
    Nhà cấp 4 3 gian là kiểu nhà truyền thống ở vùng nông thôn Việt Nam, thường có 1 gian chính và 2 gian phụ. Tuy nhiên, theo thời gian những căn nhà này cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng xuống cấp, hư hỏng. Vậy nên cải tạo nhà cấp 4 cũ 3 gian như thế nào cho đẹp và phục vụ tốt cuộc sống sinh hoạt hàng ngày?
    Zalo

    0948369898